Mục: Nhân sự và Quy trình
Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp của bạn chắc chắn sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức
Từ tác động của những yếu tố bên trong (Sản phẩm, Nhân sự, Quy trình, Quản trị,….) hay những tác động của những yếu tố bên ngoài (Cạnh tranh, Khủng hoảng kinh tế,….) thì một doanh nghiệp, nhất định sẽ đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Đây cũng như những phép thử cho chính những giá trị mà doanh nghiệp bạn tạo ra, nếu vượt qua những khó khăn, nhiều khi đến không tưởng, thì tương lai, nhất định doanh nghiệp của bạn sẽ có những bước phát triển vượt bậc.
Nếu nhìn sâu hơn, chúng ta cũng có thể thấy được, kể cả trong giai đoạn mà kinh tế thị trường đang thuận lợi, thì cũng sẽ tiềm ẩn những khó khăn, thách thức, quan trọng bạn có đủ sự điềm tĩnh, sáng suốt để nhìn thấy, cũng như có những chuẩn bị đối phó hay không. Còn trong giai đoạn mà khó khăn, thách thức trở nên nhiều hơn, tất cả các yếu tố xảy đến, cộng hưởng lên nhau, khủng hoảng sẽ xảy ra.
Với những chủ doanh nghiệp, hay những người làm kinh doanh, đã từng đối mặt, trải qua khó khăn, thách thức thì sẽ thấy rất rõ những điều này. Trong thời kỳ khủng hoảng:
- Số lượng đơn hàng, nguồn thu giảm đáng kể
- Nhiều nhân viên nghỉ việc đồng loạt, dẫn đến đứt gãy quy trình hoạt động, ảnh hưởng tới sản xuất.
- Khách hàng đã từng rất thân thiết, ngưng sử dụng dịch vụ,…
Những lúc thế này, phụ thuộc vào khả năng cảm nhận, dự đoán của mỗi người, mà chúng ta sẽ có sự chuẩn bị và tâm thế đối phó ra sao. Còn theo ý kiến của mình, đây là giai đoạn mà chúng ta cần bình tĩnh, sáng suốt, là cơ hội để tái cấu trúc lại doanh nghiệp, mô hình kinh doanh, hướng đến những giá trị mới tốt hơn.
1. Nguồn doanh thu giảm, đôi khi giảm mạnh là thứ tất yếu xảy đến, nhưng vẫn sẽ có doanh thu nếu như các bạn vẫn đang tạo ra giá trị, tạo ra những sản phẩm mà khách hàng cần sử dụng. Vì vậy với lượng doanh thu còn lại, hãy có phương án tối ưu hoạt động, ưu tiên cho những hoạt động tất yếu để duy trì doanh nghiệp, mà quan trọng nhất, đó là duy trì các dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
2. Chắc chắn cần CẮT GIẢM NHÂN SỰ, điều này là tất yếu, và hãy làm càng sớm càng tốt. Hãy quan tâm đến những dịch vụ là giá trị thật sự của các bạn. Để cắt giảm, hãy tối ưu lại chiến lược, kế hoạch kinh doanh, quy trình vận hành, ưu tiên vào những hoạt động đang có hiệu quả. Những dịch vụ gây lãng phí nguồn lực, các bạn hoàn toàn có thể có kế hoạch tạm dừng.
3. Hãy điều chỉnh chi phí hoạt động và có thể san sẻ thêm cơ chế,… cho những nhân sự còn kiên trì, dám chấp nhận bước đi tiếp cùng công ty, mình tin rằng những nhân sự này, hoàn toàn hiểu tình hình và có thể sẵn sàng chấp nhận với điều ấy. Tuy nhiên, tùy theo giai đoạn khủng hoảng của thị trường, đôi khi cần xác định sẽ cần cơ cấu trong 1-2 năm. Với những nhân sự chấp nhận đi tiếp, cần phải làm nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn, tạo ra những giá trị tốt hơn.... còn nếu chỉ đi tiếp với thái độ hời hợt, chất lượng giá trị tạo ra không cao thì “HÃY CẮT GIẢM”.
4. Phát triển tốt hơn nữa dịch vụ thiết yếu, và những dịch vụ cộng hưởng cùng sản phẩm cốt lõi của doanh nghiệp. Trong trường hợp sản phẩm của bạn đã thật sự đang mất đi lợi thế cạnh tranh, giảm dần nhu cầu thật sự, hãy tính đến sự thay đổi, đổi mới sản phẩm.
5. Tạo ra các chương trình, chính sách ưu đãi cho khách hàng: Giảm giá, khách hàng trung thành,....
6. Thêm 1 điều nữa, hãy xoay sở nguồn vốn, đồng hành cùng nhân sự, làm nhiều hơn để cùng công ty tái thiết, chuẩn bị cho 1 giai đoạn kinh tế mới, với sự phát triển mạnh mẽ hơn
……
Chúc cho các bạn sẽ sáng tạo, vững vàng trước những khó khăn, thách thức để cùng doanh nghiệp các bạn, chuẩn bị cho một giai đoạn mới, và phát triển mạnh mẽ hơn.
---
Mr.TLa
Giải pháp
công nghệ - Đồng hành cùng doanh nghiệp
0981.673.357