Mục: Chuyển đổi số
Tích hợp phương thức thanh toán tự động, chắc chắn là giải pháp mà nhiều doanh nghiệp, cá nhân khi làm website sẽ nghĩ đến, bởi sự tiện lợi mà nó mang lại. Tuy nhiên để tích hợp phương thức này cho phù hợp, và khai thác hiệu quả lại là điều mà chúng ta cần cân nhắc.
Trong bài biết này, chúng ta sẽ cùng đề cập đến một số phương án hỗ trợ thanh toán phổ biến trên website, hay ứng dụng doanh nghiệp hiện nay. Bài viết phân tích cụ thể về cách sử dụng và khai thác hiệu quả của từng phương thức trong các trường hợp thực tiễn (Lĩnh vực kinh doanh, Quy trình hoạt động,...), mình sẽ đề cập trong các bài viết khác nhé.
1. Thanh toán khi nhận hàng COD (Cash On Delivery)
COD là phương thức thanh toán mà người mua sẽ thanh toán tiền trực tiếp cho nhân viên giao hàng khi nhận hàng. Người mua không phải thanh toán trước cho người bán khi đặt hàng. Khi nhận hàng, nếu hàng hóa không đúng hoặc không ưng ý, người mua có quyền không nhận và trả hàng lại.
Đây có lẽ là hình thức phổ biến nhất hiện nay, mà có lẽ đa số cửa hàng hay doanh nghiệp cũng sẽ đều áp dụng.
Tuy nhiên, khi hàng hóa được chuyển đến mà khách hàng không đồng ý nhận hàng, điều ấy sẽ người bán phải chịu 1 khoản chi phí phát sinh.
2. Thanh toán bằng hình thức: Chuyển khoản ngân hàng
Hiện nay, Hình thức này đã tương đối quen thuộc với khách hàng khi mua sắm trực tuyến.
Chuyển khoản là hình thức người mua tiến hành chuyển tiền từ tài khoản của mình sang tài khoản ngân hàng của người bán để thanh toán sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện nay phổ biến là phương thức chuyển khoản như: Internet Banking (Thanh toán trên các thiết bị có Internet) và Mobile Banking (Thanh toán trên điện thoại di động).
Trên website, các bạn có thể Hiển thị thông tin để khách hàng tiến hành chuyển khoản dạng chữ hoặc dạng mã QR, nhằm hỗ trợ cho khách hàng thanh toán được chủ động hơn. Kèm theo việc tạo ra các nội dung thanh toán phù hợp, sẽ giúp các bạn xây dựng được quy trình kiểm soát thanh toán một cách nhanh chóng hơn.
Khi sử dụng hình thức này, tùy vào cách thức sử dụng của bạn, mà chi phí tích hợp cho hình thức này sẽ không cao hoặc miễn phí (Tùy theo đơn vị cung cấp dịch vụ).
3. Thanh toán trực tuyến thông qua Cổng thanh toán trung gian
Thanh toán trực tuyến là nền tảng kết nối tài khoản của người bán và tài khoản thẻ của người mua trên internet. Việc tích hợp thanh toán trực tuyến giúp mang lại cho website những lợi ích cụ thể như:
Với phương án này, các bạn có thể tiến hành thanh toán thông các ngân hàng khác nhau, phụ thuộc vào các ngân hàng mà cổng thanh toán kết nối.
Hiện nay có nhiều cổng thanh toán trung gian như: Momo, Zalo Pay, VNPay, Napas, Paypal…
Các bạn nên sử dụng hình thức này khi:
Ở hình thức thanh toán này, chắc chắn các bạn sẽ cần bỏ ra 1 chi phí nhất định cho việc tích hợp, đồng thời sẽ phát sinh thêm các chi phí cho việc Triển khai, Bảo trì,…
Ngoài ra, hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều hình thức hỗ trợ thanh toán trực tuyến khác như: Ví điện tử, Ví doanh nghiệp,…
Lời kết: Nếu bạn là 1 doanh nghiệp/cửa hàng hay cá nhân mới xây dựng website, uy tín trực tuyến chưa cao, và chưa có đội ngũ, quy trình cụ thể, số lượng mặt hàng chưa quá đa dạng, thì theo lời khuyên của mình.
Trước hết: Các bạn có thể sử dụng 2 hình thức thanh toán cơ bản là Thanh toán khi nhận hàng (COD), và Thanh toán bằng hình thức chuyển khoản.
Sau một thời gian hoạt động, các bạn có thể tích hợp hình thức thanh toán tự động: Cổng thanh toán trung gian ở thời điểm phù hợp.
Như vậy sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn, cũng như không phát sinh quá nhiều chi phí, quy trình triển khai, cũng như tiết kiệm được thời gian xây dựng và các phát sinh khác ở giai đoạn các bạn bắt đầu chuyển đổi số.
Còn trong trường hợp, các bạn đã có 1 hệ thống kinh doanh vững vàng, tiềm lực tài chính, quy trình vận hành rõ ràng, uy tín thương hiệu tốt,.. thì các bạn hoàn toàn có thể tích hợp nhiều phương thức thanh toán trực tuyến ở thời điểm đầu.
Chúc các bạn sẽ lựa chọn được phương án phù hợp.
---
Mr.TLa
Giải pháp
công nghệ - Đồng hành cùng doanh nghiệp
0981.673.357