img
Mô hình B2C là gì?

Mô hình B2C (Business To Consumer) được xem như một trong các hình thức giao dịch giữa doanh nghiệp và người dùng. Đây cũng là một mô hình dịch vụ về bán hàng phổ biến nhất và được ứng dụng rộng rãi trên toàn cầu

B2C (Business To Consumer) là quá trình giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp (Business) với người tiêu dùng (Consumer). Đó là một giao dịch thương mại điện tử trong đó các doanh nghiệp đóng vai trò là người bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng.

- Đối tượng khách hàng của mô hình B2C là người tiêu dùng cá nhân.

- Hành vi mua hàng của người tiêu dùng từ việc tìm kiếm thông tin sản phẩm đến ra quyết định mua hàng đều được thực hiện chủ yếu thông qua việc sử dụng môi trường Internet: Nền tảng thương mại điện tử, website, app bán hàng….

- Mô hình kinh doanh B2C có thể áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ hoặc đại lý, nhà phân phối bán lẻ.

I. Những mô hình B2C phổ biến tại Việt Nam hiện nay

1. Mô hình B2C người bán hàng trực tiếp

Được thể hiện dưới hình thức bán lẻ (Retail) thông qua các nhà bán lẻ trực tuyến. Nhà cung cấp ở đây có thể là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ hoặc chỉ là phiên bản trực tuyến của cửa hàng tạp hóa.

2. B2C trung gian qua các kênh trực tuyến

Đây là những hình thức mua bán dành cho các doanh nghiệp không thực sự là đơn vị sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ, mà chỉ đóng vai trò là cầu nối giữa thương hiệu với người mua thông qua các kênh bán hàng trực tuyến như Shopee, Tiki, Lazada, Sendo,…. Có thể nói, so với cách thức B2C truyền thống, hình thức B2C trung gian đang dần chiếm ưu thế hơn.

3. B2C dựa vào quảng cáo

Doanh nghiệp phát triển mô hình này sẽ có website chứa nội dung hấp dẫn người đọc. Sau đó, doanh nghiệp sử dụng các công cụ SEO hay Google Ads để tăng thứ hạng tìm kiếm của Google và nhận được nhiều lượt truy cập hơn. Lúc này, doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm dựa trên lượng khách hàng truy cập đó.

4. B2C dựa trên cộng đồng

Doanh nghiệp xây dựng các group cộng đồng người tiêu dùng trên các nền tảng mạng xã hội như: Meta (Facebook), Tiktok, Zalo,.... Điều này giúp các nhà tiếp thị và nhà quảng cáo dễ dàng nắm bắt nhu cầu sản phẩm của người tiêu dùng và tiếp cận trực tiếp họ thông qua các quảng cáo dựa trên tâm lý học, nhân khẩu học hay vị trí địa lý,...

5. B2C dựa trên tính phí

Doanh nghiệp sử dụng kênh điều hướng khách hàng như Website, khách hàng sẽ trả một phần phí trước khi bắt đầu sử dụng dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp. Trang web cũng có thể cung cấp  nội dung miễn phí nhưng có giới hạn về nơi bạn có thể tiếp tục. Nếu tiếp tục sử dụng dịch vụ, bạn sẽ cần phải trả các chi phí. Ví dụ như các trang web dịch vụ giải trí dựa vào đăng ký như Amazon Prime, Netflix, The New Yorker, Hulu… hoặc các website chia sẻ các bài báo và bài viết như Medium.

II. Lợi ích của mô hình B2C

1. Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

Lợi ích đầu tiên mà mô hình B2C mang lại cho doanh nghiệp là tiết kiệm chi phí tối đa: Chi phí cơ sở hạ tầng, điện nước, tiền lương cho nhân viên, thuế tài sản, bảo trì, hóa đơn tiện ích như điện nước, điện thoại hay bảo hiểm... Cùng với quản lý hàng tồn kho dễ dàng với phần mềm quản lý kho và thuê ít người hơn. Tiếp thị sản phẩm trên quy mô lớn, triển khai mã giảm giá trên và tốn ít chi phí hơn để tiếp cận chúng.

2. Giao tiếp trực tiếp với khách hàng

B2C cho phép bạn tương tác trực tiếp với khách hàng theo nhiều cách, ví dụ: qua email, SMS, nhắn tin trực tiếp,…. Bạn có thể tự do lựa chọn và thử nghiệm để tìm ra cách tốt nhất để giao tiếp với khách hàng. Từ đó dùng để tăng tần suất khách hàng ghé thăm website bán hàng của bạn và chuyển đổi lượng lớn khách  truy cập thành khách hàng thân thiết.

3. Phạm vi tiếp cận rộng, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn

Việc sử dụng mạng xã hội và mua sắm trực tuyến đã không còn quá xa lạ với đại bộ phận khách hàng hiện nay. Đây là cơ hội để phát triển doanh nghiệp của bạn và tiếp cận khách hàng trên phạm vi toàn cầu. Bằng cách đưa doanh nghiệp của bạn lên Internet, bạn đang quảng bá cửa hàng của mình cho tất cả những khách hàng trực tuyến, bất kể họ sinh sống ở đâu. Nó không chỉ bao gồm những khách hàng tiềm năng sống trong khu vực của bạn, mà còn cả những khách hàng trên toàn quốc và thậm chí cả những khách hàng trên toàn thế giới nếu bạn muốn mở rộng doanh nghiệp ra quốc tế.

4. Chu kỳ bán hàng ngắn

Mô hình B2C sở hữu chu kỳ bán hàng ngắn, vậy nên khách hàng sẽ không tốn quá nhiều thời gian để mua hàng. Hơn nữa, khách hàng không bị giới hạn về thời gian và địa điểm mua sắm nên bạn có thể nâng cao hiệu quả cho dịch vụ đặt hàng 24/7 thông qua tính năng này. Điều mà hầu hết các cửa hàng trực tuyến đang có. Đây được xem là một trong những biện pháp hữu ích giúp tối ưu trải nghiệm người tiêu dùng.

Tìm hiểu thêm: Mô hình B2B.

Kết nối giải pháp công nghệ cùng Mr.TLa

---
Mr.TLa
Giải pháp công nghệ - Đồng hành cùng doanh nghiệp
0981.673.357

Bài viết mới