Mô hình B2B khá quen thuộc đối với người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là ngành Thương mại điện tử
B2B là cụm từ viết tắt của “Business to Business” được dùng để chỉ hình thức kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. B2B được sử dụng thông qua các hình thức buôn bán, kinh doanh, giao dịch trực tiếp giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp. Hiểu đơn giản B2B là một doanh nghiệp cung cấp những thứ mà doanh nghiệp khác cần.
Nó bao gồm: thương mại điện tử và một số giao dịch trực tiếp có giá trị lớn đòi hỏi phải gặp mặt trong thực tế. Từ việc tư vấn, báo giá cho đến việc lập hợp đồng, mua bán sản phẩm. Ngày nay mô hình B2B càng phát triển hơn khi các doanh nghiệp đẩy mạnh việc kinh doanh qua website thương mại
I. Đặc điểm của mô hình thương mại điện tử B2B
- Mô hình thương mại điện tử B2B hoạt động thông qua mạng lưới giữa hai doanh nghiệp, cho nên thời gian giao dịch được rút ngắn hơn vì không cần phải giao dịch thông qua một kênh trung gian nào nữa và chi phí giao dịch cũng sẽ được giảm thiểu đáng kể.
- Ngoài ra những chi phí để tiếp thị và phân phối cũng không tốn quá nhiều. Mô hình này còn giúp doanh nghiệp chủ động hơn rất nhiều, có thể chủ động trong việc điều chỉnh nhu cầu và mục đích sử dụng của khách hàng nhanh chóng hơn.
- Doanh nghiệp còn có nhiều cơ hội để gặp gỡ được những nhà cung cấp tốt hơn với chi phí phải chăng hơn. B2B chính là mô hình giúp cắt giảm nhiều khâu trung gian không cần thiết, nhờ vào đó, hàng hóa đến tay các đại lý bán lẻ, khách hàng nhanh hơn.
- Tất cả các thao tác giao dịch đều được diễn ra trên Internet vô cùng tiện lợi cho cả người mua và người bán. Người bán có thể đăng thông tin về sản phẩm/ dịch vụ bao gồm thông tin về loại sản phẩm/ dịch vụ, hình ảnh sản phẩm, giá bán, vận chuyển,...Tại đó, người mua có thể dễ dàng tìm kiếm sản phẩm, hỏi về sản phẩm hoặc đặt đơn hàng trên Internet mà không cần phải đi đến cửa hàng trực tiếp.
II. Vai trò của B2B trong hoạt động kinh doanh
Vì vậy, khi khách hàng của bạn là doanh nghiệp. Thì bạn cần đánh vào tính logic của sản phẩm thay vì yếu tố cảm xúc. Bằng cách tập trung vào đặc điểm, chức năng của sản phẩm. Bạn cần biết rõ bộ phận thu mua có những ai và họ đóng vai trò nào trong quá trình thu mua của công ty khách hàng.
III. Các mô hình B2B phổ biến hiện nay
1. Mô hình B2B thiên về bên bán
Những đơn vị sử dụng loại hình thiên bên bán thường gặp hơn và cũng khá phổ biến trong nền kinh tế hiện nay. Một doanh nghiệp sẽ làm chủ một trang thương mại điện tử và cung cấp các dịch vụ, hàng hóa, sản phẩm cho bên thứ ba như doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ, sản xuất hoặc người dùng.
Mô hình này cung cấp các sản phẩm với số lượng từ vừa đến lớn.
2. Mô hình B2B thiên về bên mua
Mô hình này thì ít gặp hơn do phần lớn doanh nghiệp ở Việt Nam đều có nhu cầu bán sản phẩm của mình ra thị trường. Nhưng mô hình này lại hoạt động khá mạnh ở nước ngoài.
Các đơn vị kinh doanh sẽ đóng vai trò chính trong việc nhập các sản phẩm, hàng hóa từ bên sản xuất. Sau đó sẽ báo giá cũng như phân phối sản phẩm tới khách hàng của mình.
3. Mô hình B2B trung gian
Mô hình này sẽ đóng vai trò là cầu nối giữa bên mua và bên bán, thông qua một sàn giao dịch thương mại điện tử. Mô hình này rất phổ biến ở Việt Nam.
Theo đó, hình thức hoạt động chung sẽ là doanh nghiệp nào có nhu cầu bán, thì sẽ gửi sản phẩm, dịch vụ lên kênh trung gian này để quảng bá và phân phối. Những tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua. Sẽ xem và đặt hàng dưới sự bảo vệ quyền lợi và tuân theo quy định trên kênh trung gian.
4. Sàn giao dịch thương mại điện tử (thương mại hợp tác)
Mô hình này cũng tương tự như B2B trung gian. Nhưng mang tính chất tập trung và thuộc quyền sở hữu của nhiều doanh nghiệp hơn. Nó thường được hiển thị dưới dạng các sàn giao dịch điện tử như:
- Chợ điện tử (E-markets)
- Chợ trên mạng (E-marketplaces)
- Sàn giao dịch Internet (Internet exchanges)
- Sàn giao dịch thương mại (Trading exchanges)
- Cộng đồng thương mại (Trading communities)
IV. Chiến lược tiếp thị thành công cho doanh nghiệp B2B
- Tiếp thị qua email: Hãy viết những tiêu đề hấp dẫn, thu hút người đọc, thiết kế email chỉnh chu, đẹp mắt. Thực hiện lời kêu gọi hành động (CTA) cho mỗi email.
- Tiếp thị qua website: Tạo trang web đẹp, chuyên nghiệp và có đầy đủ thông tin, dịch vụ/sản phẩm của bạn, nếu có thể, hãy thể hiện thêm sự độc đáo, khách biệt cho doanh nghiệp bạn trên website. Sau đó, chạy các chiến dịch Quảng cáo: PPC (Pay-per-click)…
- Tiếp thị truyền thông mạng xã hội: Tiếp thị bán hàng qua các mạng xã hội như: Instagram, Facebook, Twitter, Linkedin,...
- Thực hiện Content Marketing với những nỗ lực SEO: Dự đoán những từ khóa mà khách hàng của bạn quan tân, và sẽ tìm kiếm. Sau đó SEO những từ khóa đó lên để tăng thứ hạng tìm kiếm website của bạn trên Google. Và cuối cùng là tạo ra chuyển đổi.
- Tiếp thị tự động hóa: Tự động hóa Marketing đề cập đến 1 loại phần mềm giúp các doanh nghiệp lớn, vừa, nhỏ tối ưu các nỗ lực Marketing của họ. Đạt được điều này bằng cách kết hợp một số các công cụ riêng biệt trong một sản phẩm chung. Các công cụ này bao gồm xây dựng trang web, quản lý bán hàng, CRM. Nó luôn luôn được gắn một nền tảng phần mềm phức tạp để phân tích, gắn thẻ, nhóm, và các con số thống kê.
Tìm hiểu thêm: Cơ hội - thách thức của mô hình kinh doanh B2B
---
Mr.TLa
Giải pháp
công nghệ - Đồng hành cùng doanh nghiệp
0981.673.357