img
Cơ hội - thách thức của mô hình kinh doanh B2B

Mô hình B2B mang lại nhiều lợi ích và cơ hội cho các doanh nghiệp, nhưng cũng đối diện với những thách thức và rủi ro

1. Lợi ích và cơ hội của mô hình B2B

- Sự thuận tiện: Trong khi các công ty thường bán hàng qua mặt tiền cửa hàng, các doanh nghiệp thương mại điện tử B2B thường diễn ra trực tuyến. Điều này tạo điều kiện để quảng cáo dịch vụ/sản phẩm của họ, giúp các công ty khác cân nhắc và dễ dàng đặt hàng số lượng lớn.

- Tối ưu chi phí hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh: Mô hình B2B giúp các doanh nghiệp khi sử dụng có thể giảm thiểu các chi phí vận hành: nhân viên, văn phòng, tăng tính hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, và tạo ra giá trị đáng kể cho khách hàng.

- Mở rộng kênh bán hàng: Khi bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử thì có lẽ bạn cũng sẽ nhận ra rằng đây là một kênh bán hàng khác của bạn. Chỉ khác với văn phòng hay cửa hàng vật lí của bạn ở điểm duy nhất là kênh bán hàng này tiếp cận với khách hàng trên toàn thế giới. Mà chi phí bạn bỏ ra ít hơn nhiều so với chi phí bạn xây dựng một cửa hàng. Đối với các sàn thương mại điện tử thì doanh nghiệp kinh doanh trên sàn cũng có thể tiếp cận được các khách hàng của sàn.

- Mở rộng thị trường: Từ phần mềm kinh doanh, dịch vụ tư vấn, vật liệu số lượng lớn hay máy móc chuyên dụng, các doanh nghiệp B2B có thể nhắm mục tiêu thị trường rộng lớn gồm các công ty trong các ngành. Đồng thời, có khả năng linh hoạt khi chuyên về một lĩnh vực như công nghệ, để trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực này.

- Thu về lợi nhuận cao và bền vững: Các công ty B2B thường bán các mặt hàng của họ với số lượng sỉ để người mua có thể có được một thỏa thuận tốt hơn. Số lượng đơn đặt hàng lớn hơn dẫn đến doanh số bán hàng cao hơn.

- Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Trải nghiệm rất quan trọng đối với khách hàng. Việc khách hàng có trải nghiệm tốt với dịch vụ của bạn hoàn toàn có thể đem lại doanh thu tốt. Lí do là bởi vì trải nghiệm tốt của khách hàng không chỉ khiến họ mua hàng của bạn, mà còn có thể giới thiệu cho các người khác.

- Tính bảo mật cao và an toàn: Vì hợp đồng là một phần phổ biến của thương mại B2B, nên tính bảo mật được an toàn hơn cho cả người mua và người bán.

- Cá nhân hóa: Đưa các thông tin liên quan đến từng người dùng đang trở thành một xu hướng phổ biến. Khi áp dụng trên thương mại điện tử thì điều này khiến doanh thu nhiều doanh nghiệp tăng mạnh.

2. Thách thức và rủi ro của mô hình B2B

- Cạnh tranh khốc liệt – Cần người bán hàng giỏi: Thị trường B2B thường cạnh tranh khốc liệt, với nhiều doanh nghiệp cùng cung cấp sản phẩm và dịch vụ tương tự. Việc tìm cách tạo sự khác biệt và độc đáo trong sản phẩm và dịch vụ để tăng tính cạnh tranh là điều rất cần thiết.

- Khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới - Quy trình thiết lập phức tạp hơn: Bạn cần phải làm việc để tìm ra cách thu hút những khách hàng khó tính và thực hiện các đơn đặt hàng đủ lớn. Điều này thường đòi hỏi nghiên cứu kỹ lưỡng chân dung khách hàng, doanh nghiệp phải đầu tư nhiều thời gian và chi phí để nghiên cứu và tiếp cận thị trường mới, để quảng cáo đến các doanh nghiệp tiềm năng, thiết lập hệ thống đặt hàng tùy chỉnh và thích ứng nhanh chóng khi doanh số bán hàng đang ở mức thấp.

- Giới hạn bán hàng: Mặc dù các công ty B2B có thể bán được nhiều hàng, nhưng họ lại bỏ lỡ doanh số bán hàng tiềm năng của các khách hàng cá nhân. Nhóm người mua doanh nghiệp nhỏ hơn và nhu cầu thương lượng hợp đồng có thể đặt ra một số giới hạn về lợi nhuận.

- Khó khăn trong việc quyết định mua hàng: Đây có lẽ là vấn đề chung của ngành B2B, bởi vì việc chi tiêu của các doanh nghiệp thường mất nhiều thời gian và không thể đưa ra được quyết định luôn. Đặc biệt khi mua hàng trên trang thương mại điện tử thì điều này lại càng khó khăn. Rất khó để các doanh nghiệp có thể tin tưởng nội dung trên một trang web trong khi chưa gặp trực tiếp doanh nghiệp đó.

- Rủi ro về tài chính: Với các đơn hàng lớn và thời gian thanh toán kéo dài, các doanh nghiệp trong mô hình B2B có thể đối mặt với rủi ro về tài chính, đặc biệt là khi phải trả tiền trước cho người bán hoặc phải vay vốn để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

- Vấn đề về chất lượng sản phẩm: Với mô hình B2B, chất lượng sản phẩm và dịch vụ được coi là rất quan trọng. Nếu sản phẩm hoặc dịch vụ không đáp ứng được tiêu chuẩn của khách hàng, thì doanh nghiệp có thể bị mất khách hàng và uy tín.

Tìm hiểu thêm về: Mô hình B2B

Kết nối giải pháp công nghệ cùng Mr.TLa

---
Mr.TLa
Giải pháp công nghệ - Đồng hành cùng doanh nghiệp
0981.673.357

Bài viết mới