Mục: Sản phẩm - Dịch vụ
Sản phẩm, Dịch vụ là những thứ đã được cung ứng rất phổ biến trên thị trường hiện nay.
1. Khái niệm Sản phẩm/Dịch vụ
Sản phẩm/Dịch vụ là những thứ mà các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tạo ra và cung ứng thị trường, nhằm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng (cá nhân/tổ chức) có trong thị trường đó.
Sản phẩm hữu hình: tồn tại ở dạng vật chất, có thể nhìn thấy, cầm, nắm. Ví dụ: Xe ô tô, Tòa nhà, giày dép, túi xách, bàn ghế...
Sản phẩm vô hình (Dịch vụ/Trải nghiệm): là những đối tượng phi vật chất, con người chỉ có thể tiếp xúc một cách gián tiếp. Ví dụ: Dịch vụ gội đầu, dịch vụ cắt tóc, dịch vụ nhà hàng khách sạn, Phần mềm, Tệp Video,….
Sản phẩm là những thứ đã quen thuộc và dễ hình dung đối với chúng ta. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các dịch vụ đang ngày càng được chú trọng và phát triển mạnh mẽ.
Phần tiếp theo chúng ta sẽ cùng đi làm rõ hơn những đặc điểm về Dịch vụ.
2. Tìm hiểu về Dịch vụ
Theo nghĩa rộng, Dịch vụ (Sản phẩm dịch vụ) là lĩnh vực kinh tế thứ ba trong nền kinh tế quốc dân, bao gồm các hoạt động kinh tế nằm ngoài hai lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp.
Tuy nhiên, theo nghĩa hẹp, dịch vụ là những hoạt động có ích của con người nhằm tạo ra các sản phẩm không tồn tại (Sản phẩm vô hình) dưới hình thái vật chất và không dẫn đến việc sở hữu hay chuyển quyền sở hữu. Thế nhưng vẫn có thể đáp ứng được đầy đủ và nhanh chóng, văn minh những nhu cầu về sản xuất và đời sống trong xã hội.
=> Dịch vụ là sản phẩm của lao động, không tồn tại dưới dạng vật thể, quá trình sản xuất và tiêu thụ xảy ra đồng thời, nhằm đáp ứng nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng.)
2.1. Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ
- Tính vô hình: Người tiêu dùng không cảm nhận được dịch vụ thông qua các giác quan. Cho nên dịch vụ rất khó để cảm nhận và đánh giá.
- Tính không tách rời: Cung ứng và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời, có nghĩa là dịch vụ được sản xuất và tiêu thụ cùng một lúc. Điều này cũng đòi hỏi rằng các dịch vụ không thể tách rời khỏi các nhà cung cấp của họ. Trái với các dịch vụ, hàng hóa vật chất được sản xuất, sau đó được lưu trữ, sau đó được bán và thậm chí sau đó được tiêu thụ. Dịch vụ được bán đầu tiên, sau đó được sản xuất và tiêu thụ cùng một lúc. Một sản phẩm có thể, sau khi sản xuất, được lấy đi từ nhà sản xuất. Tuy nhiên, một dịch vụ được sản xuất tại hoặc gần điểm mua hàng.
- Tính không ổn định: Chất lượng dịch vụ rất khó đánh giá vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố: người cung ứng, khách hàng, thời gian, địa điểm cung ứng dịch vụ. Trong một doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân khi cung cấp 1 dịch vụ, cần xây dựng những bước để tiêu chuẩn hóa chất lượng dịch vụ:
- Tính không lưu giữ được: Dịch vụ không thể cất giữ trong kho, để chờ mang đi bán, hoặc chờ để sử dụng sau này.
2.2. Vai trò dịch vụ: Đối với doanh nghiệp
Dịch vụ đem lại nguồn thu lớn cho doanh nghiệp ở cả 2 khía cạnh:
- Nguồn thu trực tiếp từ cung ứng dịch vụ. Nhờ có dịch vụ mà bán được nhiều hàng hóa hơn, từ đó mở rộng được thị trường kinh doanh
- Dịch vụ là vũ khí cạnh tranh quan trọng nhất, cao nhất trên thương trường:
Chất lượng sản phẩm dễ bị sao chép
Chất lượng sản phẩm bị chi phối bởi vấn đề tài chính
Khả năng chi phối giá của các công ty lớn trên thị trường
Việc điều chỉnh giá cả sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận
Dịch vụ khó chuẩn hóa
Dịch vụ không có giới hạn cuối cùng
(Nguồn tham khảo: Dịch vụ thương mại, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc Dân)
---
Mr.TLa
Giải pháp
công nghệ - Đồng hành cùng doanh nghiệp
0981.673.357